Chất diệp lục (diệp lục tố, chlorophyll) là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật
Diệp lục – thải độc và ngăn ngừa ung thư
Ăn chất xơ càng sớm càng ngừa ung thư vú tốt
Rau củ quả - nấu bao lâu là đủ?
Rau củ quả - nấu bao lâu là đủ?
Chống ung thư – “uống” rau xanh!
Chất diệp lục (diệp lục tố, chlorophyll) là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam (từ này có nguồn gốc Hán Việt: "diệp" là lá, "lục" là xanh). Sắc tố này được cố định trong màng thylacoid của lục lạp, hấp thu mạnh nhất ánh sáng xanh dương và đỏ, kém ở phần xanh lá của phổ điện từ, do đó màu của mô chứa chất diệp lục giống màu cùa lá cây.
Chất diệp lục cho phép thực vật hấp thụ năng lượng từ ánh sáng, chuyển đổi carbon dioxide thành oxy
Diệp lục không chỉ có ý nghĩa tối quan trọng đối với môi trường sống mà chúng còn lợi ích to lớn đối với sức khoẻ con người.
Đặc biệt, các nhà khoa học còn phát hiện ra khả năng chống thiếu máu của diệp lục, do nó kích hoạt enzyme, cung cấp quá trình tạo hemoglobin, tăng lượng máu. Ngoài ra, diệp lục còn có tác dụng lọc bỏ chất bẩn trong máu, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Chất diệp lục hoạt động như thế nào?
Chất diệp lục có thể được tìm thấy trong tất cả các loại cây xanh, chứa nhiều trong rau lá xanh đậm, tảo và số lượng đáng kể trong một số loại vi khuẩn. Trong khi chất diệp lục là hoàn toàn tự nhiên, thì hỗn hợp bán tổng hợp chlorophyllin được sản xuất trong phòng thí nghiệm được sử dụng phổ biến trong các loại thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bổ sung. Chlorophyllin đã được sử dụng trong hơn 50 năm qua trong hỗ trợ điều trị vết thương trên da, khử mùi cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa và vấn đề sức khỏe khác mà ít để lại tác dụng phụ nguy hiểm. Bổ sung chlorophyllin có thể giúp giảm oxy hóa có thể gây thiệt hại cho sức khoẻ do một chế độ ăn thiếu chất, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các tia bức xạ độc hại và giảm nguy cơ ung thư.
Chlorophyllin có cả dạng bột và chất lỏng
Có hai hình thức chủ yếu của chất diệp lục được tìm thấy trong thiên nhiên là chlorophyll-a và chlorophyll-b. Chúng đều tan trong chất béo, có nghĩa là để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ tốt nhất, bạn nên dùng trong bữa ăn hoặc dùng với một lượng nhỏ chất béo (lipid). Đối với chlorophyllin thì khác, chúng hòa tan trong nước nên bạn có thể tiêu thụ tốt mà không cần chất béo giúp hòa tan.
Chất diệp lục có độc tính?
Chất diệp lục hoàn toàn tự nhiên nên nó không hề độc hại kể cả với người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân ung thư, bị chấn thương... Trong khi nguy cơ ngộ độc diệp lục là rất thấp, thì bổ sung chlorophyllin có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ là làm nước tiểu hoặc phân có màu xanh, lưỡi bị đổi màu tạm thời hoặc khó tiêu/tiêu chảy nhẹ.
Chlorophyllin có thể tương tác với thuốc làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng Mặt trời (thuốc photosensitizing). Điều này có nghĩa là sự kết hợp này có khả năng khiến bạn bị bỏng khi tiếp xúc với ánh nắng.
Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nên cẩn trọng khi sử dụng chất diệp lục hoặc bổ sung chlorophyllin.
Đối với các sản phẩm chlorophyllin bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia sức khoẻ, bác sỹ trước khi sử dụng.
Bình luận của bạn